[Giải đáp] Người tiểu đường ăn bao nhiêu cơm là an toàn nhất?

Đăng bởi Nano Care vào lúc 18/11/2024

Cơm trắng được xem là một trong những món ăn chứa hàm lượng tinh bột cao, khiến lượng đường huyết dễ gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, nhiều người không biết người tiểu đường ăn bao nhiêu cơm là an toàn nhất? Bệnh nhân nên sử dụng cơm trắng như thế nào là tốt cho sức khỏe của mình? Đừng lo lắng, Nano Care sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ngay.

Người tiểu đường có được ăn cơm không?

Cơm trắng là một trong những món ăn chính trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, trong cơm trắng thường chứa hàm lượng tinh bột cao, dễ làm tăng chỉ số đường huyết. Vậy nên nhiều bệnh nhân muốn biết người tiểu đường có được ăn cơm không hay người tiểu đường ăn bao nhiêu cơm là an toàn?

Về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chúng ta cần phải căn cứ vào chỉ số đường huyết hay chỉ số GI của cơm trắng để đưa ra câu trả lời chuẩn xác nhất. Bởi vì chỉ số đường huyết của thức ăn chính là thang đo khả năng làm gia tăng đường huyết của nó khi được dung nạp vào cơ thể sau 2 giờ.

Cụ thể hơn là mức độ làm gia tăng chỉ số đường huyết của thức ăn sẽ thay đổi theo chỉ số GI như sau:

  • GI =/> 55: Làm chỉ số đường huyết trong máu tăng chậm.
  • GI từ 55 - 65: Làm gia tăng chỉ số đường huyết ở mức độ trung bình.
  • GI =/> 70: Khiến chỉ số đường huyết tăng cao trong máu.

Đối chiếu với chỉ số đường huyết của cơm trắng, nhiều nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có chỉ số GI dao động từ 70 đến 79.6 tùy thuộc vào cách vo và nấu gạo tẻ. Vì vậy, cơm trắng sẽ khiến cho chỉ số đường huyết tăng cao trong máu nếu bạn sử dụng quá nhiều trong mỗi bữa ăn.

Trường hợp bạn chỉ ăn cơm trắng với lượng vừa đủ. Tốc độ gia tăng chỉ số đường huyết vẫn nằm trong mức có thể chấp nhận được.

Người tiểu đường vẫn có thể ăn được cơm với lượng thức ăn vừa phải

Người tiểu đường ăn bao nhiêu cơm là an toàn?

Ngoài chỉ số GI, cơm trắng còn chứa chỉ số GL, tức là chỉ số đánh giá lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn một lượng thực phẩm nhất định. Chỉ số này thường được quy định như sau:

  • GL =/> 10: Lượng thực phẩm nạp vào cơ thể có mức độ gia tăng đường huyết thấp.
  • GL từ 11 - 19: Lượng thực phẩm dung nạp vào cơ thể có mức độ gia tăng đường huyết trung bình.
  • GL =/> 20: Chỉ số này cho thấy lượng thực phẩm nạp cho cơ thể có thể làm đường huyết tăng cao.

Trong khi đó, chỉ số GL có trong cơm trắng dao động từ 19.3 trở lên. Dựa vào tải lượng đường huyết này, bạn có thể tính toán được lượng cơm trắng mà mình có thể ăn để cân bằng chỉ số đường huyết trong máu.

Cụ thể hơn là người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 100g cơm trắng một bữa nếu như trong bữa ăn đó nó là nguồn cung cấp Carbohydrate duy nhất. Còn trường hợp ngược lại, bạn nên tiêu thụ lượng cơm trắng ít hơn 100g để đảm bảo an toàn.

Tốt nhất là bạn nên xin ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cơm trắng cho bệnh nhân tiểu đường. Cùng với trình độ chuyên môn cao, các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn lời khuyên tốt nhất về khẩu phần ăn hàng ngày cùng cơm trắng.

Người tiểu đường chỉ nên ăn 100g cơm trắng hoặc ít hơn mỗi lần

5 nguyên tắc vàng khi ăn cơm dành cho người tiểu đường

Để việc tiêu thụ cơm đảm bảo độ an toàn cao cho bệnh nhân tiểu đường, bạn cần nắm được 5 nguyên tắc quan trọng sau đây:

  • Nên thay thế cơm trắng bằng cơm gạo lứt hoặc cơm gạo mầm vì nó có chỉ số đường huyết thấp. Ngoài ra, trong cơm gạo nảy mầm còn chứa hàm lượng chất xơ cao, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Bạn nên ăn cơm gạo mầm cùng với các loại thực phẩm chứa nhiều Protein, chất xơ và chất béo lành mạnh để kiểm soát tốt cân nặng cùng chỉ số đường trong máu.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại gia vị đậm đà trong món ăn để tránh nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường nguy hiểm liên quan đến gan, thận, tim mạch.
  • Ưu tiên sử dụng loại cơm gạo được nấu theo cách truyền thống chứ không nên mang đi chiên rán quá nhiều dầu mỡ.
  • Đặc biệt, bạn chỉ nên ăn cơm nóng mới nấu chín. Bạn không nên ăn loại cơm đã để qua đêm hoặc lên mốc xanh để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Bạn nên sử dụng cơm gạo mầm thay cho cơm trắng

Nano Care R & D - Thực phẩm vàng tốt cho người tiểu đường

Trong rất nhiều loại gạo mầm được cung cấp trên thị trường hiện nay, Nano Care R & D được xem là lựa chọn lý tưởng hàng đầu. Bởi vì sản phẩm được trồng xen canh tại ruộng tỏi và được bón phân hữu cơ an toàn cho sức khỏe người dùng.

Đặc biệt hơn là cơm gạo mầm Nano Care R & D có hương vị thơm ngon dễ ăn. Đồng thời cung cấp hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cho người tiểu đường mà không làm tăng cao chỉ số đường huyết trong máu.

Do đó, bạn có thể yên tâm sử dụng gạo mầm thường xuyên cho bữa ăn hàng ngày mà không cần lo sợ rằng sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng xấu. Vậy bạn còn chờ đợi gì nữa? Hãy nhanh tay liên hệ với Nano Care để đặt mua cơm gạo mầm thơm ngon, chất lượng với mức giá ưu đãi nhất.

Gạo mầm Nano Care R & D là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Như vậy, bạn đã được Nano Care giải đáp chi tiết vấn đề người tiểu đường ăn bao nhiêu cơm là tốt cho sức khỏe. Đi kèm với đó là những lời khuyên hữu ích đến từ các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành. Bạn hãy áp dụng cho mình bằng cách liên hệ với chúng tôi để đặt mua gạo mầm Nano Care R & D được chuyên gia khuyên dùng. Nano Care cam kết vận chuyển sản phẩm đến tận nơi nhanh chóng trong ngày.

Tags : gạo mầm, gạo mầm nanocare, gạo nảy mầm, người tiểu đường ăn gì
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

hotline
0914962376