Tỏi đen là một sản phẩm rất tốt cho sức khỏe và phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn dùng sai cách thì sẽ sinh ra nhiều chất có hại làm cơ thể mắc một vài loại bệnh. Vậy tác hại của tỏi đen như thế nào? Thông tin trong bài viết sau đây của Nano Care R&D sẽ bật mí cho bạn.
Tác hại của tỏi đen - Những điều bạn chưa biết
Tác hại của tỏi đen với cơ thể con người là gì? Mặc dù mang đến nhiều công dụng hữu ích nhưng nếu bạn dùng tỏi sai cách thì cơ thể dễ mắc một số loại bệnh. Cụ thể:
Tổn thương gan
Một trong những tác hại của tỏi đen đó chính là làm tổn thương gan. Trong tỏi có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên nếu cùng dùng với một lượng phù hợp thì sẽ tốt cho sức khỏe. Dùng quá nhiều tỏi có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh về gan.
Tác hại của tỏi đen là làm tổn thương gan
Ngoài ra những người mắc bệnh về gan khi dùng tỏi đen có thể gây kích thích hệ tiêu hóa. Gan phải làm việc nhiều hơn nên phát sinh tình trạng mệt mỏi, khó chịu và buồn nôn. Ngoài ra, thành phần của tỏi đen còn làm giảm lượng hemoglobin, gây thiếu máu nếu sử dụng quá nhiều.
Rối loạn tiêu hóa
Tác hại tiếp theo của tỏi đen đó chính là gây rối loạn tiêu hóa. Chất allicin Khi đi vào cơ thể con người với hàm lượng nhiều sẽ gây ra cảm giác khó chịu ở dạ dày. Vì thế những ai mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng tỏi đen.
Hại thận
Tác hại của tỏi đen là gì? Có thể bạn không biết sản phẩm này mang tính nóng, làm hình thành những cơn đau. Với những người mắc bệnh thận thì việc ăn quá nhiều tỏi đen sẽ gây ức chế, làm giảm hiệu quả sử dụng thuốc. Bệnh thận sẽ ngày càng nặng và đi kèm nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tác hại với người bị tiêu chảy
Không thể phủ nhận công dụng kháng viêm của tỏi đen cũng như tác dụng tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị tiêu chảy thì việc dung nạp một lượng lớn tỏi đen sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập sâu hơn. Niêm mạc dạ dày chịu sự tổn thương nặng nề, làm phát sinh tình trạng xung huyết.
Dễ gây ngộ độc
Bản thân tỏi đen sẽ không dây ngộ độc nếu như được bảo quản đúng cách. Theo các nghiên cứu y khoa, đa phần những trường hợp bị ngộ độc sau khi ăn tỏi đen là do ngâm tỏi với dầu ở nhiệt độ phòng hoặc để tỏi đen quá lâu trong tủ lạnh. Vậy nên để tránh tình trạng ngộ độc thì bạn hãy kiểm tra thật kỹ sản phẩm trước khi sử dụng và bảo quản đúng cách.
Tác hại của tỏi đen - Ảnh hưởng thị lực
Trong Đông y, việc ăn quá nhiều tỏi đen sẽ gây tác động xấu đến thị lực của con người. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phát sinh tình trạng xuất huyết tuyến phòng, làm chảy máu ổ mắt. Về lâu dài, sản phẩm vừa làm suy giảm thị lực vừa gây ra những tác động xấu mà bạn không thể lường trước được.
Ăn quá nhiều tỏi đen có thể gây bệnh về mắt
Giảm huyết áp
Tác hại của tỏi đen mà bài viết này muốn đề cập đến đó chính là làm giảm huyết áp. Nhất là khi những người mắc bệnh huyết áp thấp sử dụng tỏi đen ngâm với mật ong quá nhiều. Trường hợp xấu nhất mà bạn sẽ gặp phải đó chính là rơi vào tình trạng hôn mê.
Gây táo bón, nóng trong người
Theo các chuyên gia y tế khi bạn sử dụng hơn 10 gram tỏi đen mỗi ngày sẽ gây nóng trong người, gia tăng khả năng bị táo bón. Với những bệnh nhân dạ dày tá tràng thì tình trạng này sẽ dễ xảy ra hơn. Vậy nên bạn hãy điều chỉnh liều lượng sử dụng sản phẩm và cách tốt nhất là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Lưu ý gì khi dùng tỏi đen?
Như vậy nếu dùng tỏi đen không đúng cách sẽ rất dễ gây ra các tác dụng phụ. Với những người mắc bệnh lý nền như gan, thận, tim mạch… càng gây bất lợi. Vì thế, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây khi ăn tỏi đen:
Bạn hãy dùng tỏi đen với liều lượng phù hợp
- Trẻ con hay người lớn đều có thể sử dụng tỏi đen nhưng liều lượng sẽ khác nhau. Đối tượng tuyệt đối không nên sử dụng tỏi đen đó chính là trẻ em dưới 1 tuổi.
- Có thể bạn không biết, gừng, đinh hương, nghệ và bạch quả không phù hợp để dùng với tỏi đen. Nếu cố tình sử dụng cơ thể sẽ phát sinh các tác dụng phụ gây hại sức khỏe.
- Tỏi đen có vị ngọt và không hăng nên người dùng có thể ăn sống. Bạn cũng có thể thêm nó vào thành phần của các món canh, súp, món xào hoặc dùng làm bánh…
- Ngoài các đối tượng được đề cập ở trên thì phụ nữ mang thai, người bị dị ứng, người dùng thuốc chống đông máu… không nên ăn tỏi đen.
- Bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để sử dụng sản phẩm. Tỏi đen có thể ăn trước bữa sáng, trước bữa trưa hoặc trước bữa tối. Trong đó bạn hãy ăn trước bữa sáng và bữa trưa khoảng 30 phút. Nếu dùng vào bữa tối thì nên ăn trước 60 phút.
- Ngoài ra, loại tỏi này có thể bổ sung cho cơ thể khi đang đói. Tuy nhiên, hãy điều chỉnh liều lượng cho thích hợp, không nên ăn quá nhiều.
Những thông tin trong bài viết đã cung cấp cho bạn các tác hại của tỏi đen nếu dùng sai cách. Mặc dù đây là một sản phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng cần phải được bổ sung với liều lượng phù hợp và đúng đối tượng. Để xem thêm các sản phẩm về tỏi đen và cách sử dụng tỏi đen một nhánh hiệu quả, bạn hãy truy cập ngay trang web https://nanocarerd.com/.